Dịch vụ pháp lý, tranh tụng và sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp

Vì sao phải bảo hộ Quyền tác giả tại Việt Nam

Sự phát triển như vụ bão của Internet và sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, đặt biệt là trên các nền tảng số đã tạo điều kiện cho tác giả, chủ sở hữu quyền có thể truyền bá, lưu trữ tác phẩm nhanh chóng và rộng rãi hơn. Nhưng chính sự "tiếp tay" của công nghệ cũng khiến tình tragj sao chép tác phẩm, cắt, ghép tác phẩm trái phép, tạo ra nhiều bản sao trái phép ngày càng đơn giản. 

Từ ngày 1/1/2023 đến ngày 13/12/2023, Cục Bản quyền đã cấp 10.390 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Điều này cho thấy được các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả luôn quan tâm bảo vệ an toàn “đứa con tinh thần” của mình.

Dưới đây là những vấn đề cơ bản về quyền tác giả mà chúng tôi muốn chia sẽ đến các bạn để biết được mình có quyền gì và những quyền ấy được bảo hộ như thế nào?

I. QUYỀN TÁC GIẢ LÀ GÌ?

Để hiểu được quyền tác giả là gì. Trước tiên chúng ta phải hiểu như thế nào là tác giả?

“Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm”

Lưu ý:

- Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả.

- Trường hợp người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả.

Như vậy, “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu

Xem thêm: Đăng ký quyền tác giả, bản quyền

II. TÁC GIẢ GỒM NHỮNG QUYỀN GÌ?

Tại Điều 18 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) quy định:

“Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Như vậy, quyền của tác giả đối với các tác phẩm được trình bày ở trên bao gồm quyền nhân dân và quyền tài sản.

QUYỀN NHÂN THÂN BAO GỒM CÁC QUYỀN:

- Đặt tên cho tác phẩm.
- Chuyển nhượng quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản.
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm.
- Được nêu tên thât hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
- Bảo vệ, không cho người khác xuyên tạc, không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của chính tác giả.

QUYỀN TÀI SẢN GỒM CÁC QUYỀN:

- Làm tác phẩm phái sinh
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chứng không thể tự do lựa chọn thời gian
và từng phần tác phẩm
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2022.
- Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20Luật sở hữu
trí tuệ 2022.
- Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

Xem thêm: Những trường hợp được xem là vi phạm quyền tác giả.

III. ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN TÁC GIẢ LÀ GÌ ? 

Tại Khoản 1 Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) quy định:
“Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.”

 

Như vậy, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả cụ thể là:

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể
hiện dưới dạng chữ viết hoặc các ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Xem thêm: Đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc.

IV. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ.

Thứ nhất, như ở trình bày ở mục I thì điều kiện đầu tiên là những tổ chức, cá nhân Việt Nam , nước ngoài phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm hoặc là chủ sở hữu của tác phẩm.
Thứ hai, phải được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác.

Trong trường hợp là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm tại Việt Nam thì tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

V. TẠI SAO PHẢI BẢO HỘ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ.

- Việc bạn đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm của bạn. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, tác giả hoặc chủ sở hữu chứng minh quyền sở hữu của mình thông qua Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.

- Ngoài ra, việc sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả giúp cho chủ sở hữu dễ dàng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho người khác, được hưởng thù lao và tiền bản quyền từ việc cho phép bên thứ ba sử dụng tác phẩm đã đăng ký hoặc tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc.

- Quan trọng là bạn đăng ký bảo hộ càng sớm càng sớm giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị tổ chức/cá nhân khác sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó, chiếm đoạt quyền đăng ký và trở thành chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm.

Xem thêm: Đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

VI. CÁC ĐỘC QUYỀN KHI BẠN ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN TÁC GIẢ

Không giống như các quyền sở hữu trí tuệ khác buộc phải đăng ký, quyền tác giả không phụ thuộc vào các thủ tục hành chính. Một tác phẩm đã được sáng tạo ra được coi là đã được bảo hộ quyền tác giả ngay khi định hình. Nhưng việc bạn chọn đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm bằng việc bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả khi đó bạn không còn phải lo tác phẩm của mình mình sao chép, chiếm đạt mà lúc này bạn độc quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm theo những điều kiện thoả thuận. Bạn có thể ngăn cấm hoặc cho phép:

▪ Tái bản dưới nhiều hình thức khác nhau, như bản in hoặc bản ghi âm;
▪ Phân phối lần đầu tiên đến công chúng thông qua bán và chuyển nhượng quyền sở hữu trong các bản sao hữu hình;
▪ Cho thuê các bản sao (đối với chương trình máy tính và bản ghi âm, cũng như các tác phẩm nghe nhìn);
▪ Biểu diễn trước công chúng, đối với một vở kịch hoặc tác phẩm âm nhạc;
▪ Sao chép, ví dụ, dưới hình thức đĩa compăc, cát-xét hoặc băng video;
▪ Phát sóng, thông qua truyền thanh, cáp quang và vệ tinh;
▪ Dịch từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ khác hoặc chuyển thể, ví dụ, một tiểu thuyết thành kịch bản phim.

Như đã nói ở trên đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả. Tuy nhiên, điều đó lại cần thiết, rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.

Nếu không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra, các chủ thể phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó, tức là phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Trong nhiều trường hợp, việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình là rất khó, thậm chí là không thể.

-------------
Thông tin liên hệ:
HT PARTNERS LAW & IP

☎️Hotline: 093 115 2492 | 0866 957 247
📧Email: tuvan.htpartners@gmail.com
🛒Website: https://htpartners.asia/
📍Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
📍Văn phòng Bình Thuận: G24 Trương Gia Hội, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.

Chủ đề:
Logo

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN