Những lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp.
Hiện nay, nhu cầu thành lập doanh nghiệp để khởi sự kinh doanh là rất lớn, nhưng phần lớn chưa rõ loại hình nào phù hợp, cách thức, xác định mục tiêu, quy mô, thuế, … Do vậy, nội dung dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề mà trước khi thành lập doanh nghiệp bạn phải cần lưu ý.
1. BẢO VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ
Nhiều nhà sáng lập chỉ tập trung vào các hoạt động phát triển sản phẩm, gọi vốn đầu tư, thu hút khách hàng…, mà quên đi một vấn đề quan trọng không kém, đó là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tài sản sở hữu trí tuệ được xem là loại tài sản có giá trị lớn nhất và đóng vai trò chủ chốt trong quyết định rót vốn của nhà đầu tư. Tài sản sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều dạng như tên thương mại, bí mật kinh doanh, các bằng sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả…
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng quan trọng không kém việc phát triển sản phẩm hay kêu gọi vốn đầu tư. Khi nhà sáng lập có ý thức bảo vệ tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp sẽ tránh bị người khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình cũng như tránh xâm phạm quyền của người khác.
Một trong những lỗi điển hình mà các start-up hay gặp phải là sử dụng tên thương mại, tên nhãn hiệu một cách tùy ý. Các chủ sở hữu doanh nghiệp thường tự nghĩ ra một cái tên thật hay mà không biết rằng, cái tên đó có thể đã được công ty khác dùng trước. Đây vẫn được xếp vào hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, dù chỉ vô tình.
Ngoài ra, chủ động đăng ký quyền sở hữu trí tuệ giúp tiết kiệm nguồn lực khi có tranh chấp.
Xem thêm: Dịch vụ sở hữu trí tuệ tại HT Partners
2. XÁC ĐỊNH LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Theo quy định tại Điều 1 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) thì có 5 loại hình doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp khi mới thành lập sẽ được cấp một mã số doanh nghiệp. Gồm những loại hình sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân
Trong đó các loại hình doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân, trừ loại hình Doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân được theo Khoản 1 Điều 75 BLDS quy định về “pháp nhân”.
Ngoài ra, có thể đăng ký kinh doanh dưới dạng hộ kinh doanh. Bài viết sau sẽ nói rõ hơn về những ưu và khuyết điểm khi đăng ký loại hình này.
3. ĐẶT TÊN CHO DOANH NGHIỆP
Khi đặt tên cho doanh nghiệp thì tên phải ngắn gọn, dễ nhớ và phải cần lưu ý những điều sau đây để tránh trường hợp vi phạm những điều cấm trong Điều 41 của Luật doanh nghiệp hiện hành, đó là:
+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp;
- Tên riêng.
+ Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
+ Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
4. LỰA CHỌN ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH
Việc lựa chọn địa chỉ trụ sở chính của công ty giúp tăng sự thuận tiện, có sự ổn định lâu dài và ngoài ra việc đăng ký địa điểm trụ sở chính này còn thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty đó. Nếu công ty muốn thay đổi địa chỉ trụ sở chính hoạt động của mình thì phải cần hực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại chi Cục thuế mới có thể thay đổi trụ sở công ty.
5. VỐN ĐIỀU LỆ
Quy định tại Khoản 34 Điều 4 của Luật này thì “Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”. Vốn điều lệ thể hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện năng lực hoạt động và mức độ chịu trách nhiệm nếu xảy ra rủi ro. Vì thế công ty khi thành lập cần phải lưu ý về vốn linh hoạt để thu về lợi nhuận.
6. CHỌN NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. (Cơ sở pháp lý: Điều 12 Luật doanh nghiệp năm 2020). Vì thế việc chọn người đại diện sẽ giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong các vụ việc liên quan đến dân sự, lao động,…
----------------
Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
HT PARTNERS LAW & IP
- Điện thoại: 0931 152 492 – 0866 957 247
- Email: tuvan.htpartners@gmail.com
- Website: htpartners.asia
- Văn phòng Tp.HCM: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Bình Thuận: G24 Trương Gia Hội, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.
