Dịch vụ pháp lý, tranh tụng và sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp

Nhận diện những rủi ro pháp lý trong kinh doanh

Hiện nay trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường quan tâm tới vấn đề pháp lý xung quanh hoạt động của mình. Thực tế, doanh nghiệp thường phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong quá trình kinh doanh: Thị trường, chính sách, pháp luật, tài chính, nhân sự… Trong đó các rủi ro về pháp lý là điều không hiếm và thường để lại những hậu quả nặng nề khó khắc phục. Có doanh nghiệp vì chưa rõ kiến thức pháp luật vô ý hay cố ý dẫn đến vi phạm pháp luật. Để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có, doanh nghiệp cần hiểu rõ các loại rủi ro pháp lý là gì, nhận diện những rủi ro pháp lý thường gặp trong doanh nghiệp, từ đó có biện pháp, phương hướng xử lý thích hợp là yêu cầu cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, là nội dung mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển bền vững đều phải lưu ý. Từ đó có góc nhìn khách quan hơn trong hoạt động của doanh nghiệp của mình và nhanh chóng có những giải pháp để tránh các rủi ro pháp lý đó.    

Rủi ro pháp lý là gì?

Chính sách nhà nước, chiến lược kinh doanh, vận hành thương mại, quản trị điều hành… là những vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình hoạt động.  Tất cả đều chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Rủi ro pháp lý có thể hiểu là những sự kiện khách quan, xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, bị gây nên bởi yếu tố chủ quan của doanh nghiệp và yếu tố khách quan từ bên ngoài xảy ra trong quá trình hoạt động. Rủi ro pháp lý khiến cho người liên quan thậm chí có thể bị án phạt tù.  Có rất nhiều loại rủi ro pháp lý khác nhau, hậu quả cũng khác nhau nhưng đa phần chủ yếu các doanh nghiệp thường mắc phải các rủi ro pháp lý về tài chính

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro pháp lý?

– Doanh nghiệp không thường xuyên cập nhật quy định pháp luật mới, chính sách của Nhà nước.
– Khi áp dụng pháp luật lại hiểu sai quy định pháp luật hay không hiểu đúng chính sách/quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
– Một số bộ phận doanh nghiệp cố tình làm sai do thấy rằng Quy trình hiện tại không còn phù hợp
– Không có luật sư để đưa ra những ý kiến pháp lý chính xác và kịp thời trước khi đưa ra các quyết định kinh doanh.

Các loại rủi ro pháp lý thường gặp trong kinh doanh là gì?

Rủi ro pháp lý do vi phạm hình sự

Doanh nghiệp và người quản lý có thể đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc như phạt tiền hoặc phạt tù nếu vi phạm các quy định hình sự, như trốn thuế, buôn bán hàng giả, hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Rủi ro pháp lý từ xử phạt hành chính

Xử phạt hành chính áp dụng khi vi phạm pháp luật chưa đến mức hình sự nhưng vẫn ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nhà nước có quyền áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về điều kiện và thủ tục kinh doanh để tránh bị xử phạt.

Rủi ro pháp lý đến từ tác động bên ngoài doanh nghiệp

Nổi bật nhất trong nhóm rủi ro pháp lý giữa doanh nghiệp với mối quan hệ bên ngoài chính là tranh chấp giữa doanh nghiệp với đối tác kinh doanh, khách hàng trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ… Trong đó việc thoả thuận chưa cụ thể, thiếu các điều khoản trong hợp đồng là một trong những nguyên nhân chính để xảy ra tranh chấp hợp đồng…
Cụ thể, khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng dịch vụ, hợp đồng đại lý, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng nhượng quyền thương mại. Hậu quả của rủi ro là các bên không đạt được mục đích của hợp đồng, mất tiền, mất uy tín và mất thời gian khi phải nhờ tòa án hoặc trọng tài giải quyết.

Rủi ro xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp

Các loại rủi ro như rủi ro tuân thủ, rủi ro quy định, rủi ro hoạt động, và từ mối quan hệ giữa chủ sở hữu lao động và người lao động, v.v. . Các vấn đề quản trị doanh nghiệp có thể kể đến như: tranh chấp giữa những thành viên góp vốn, cổ đông trong vấn đề góp vốn, định giá tài sản, định giá phần vốn góp, thời hạn góp vốn... 
Khi quan hệ nội bộ bất đồng, tranh chấp nổ ra thì kéo theo những hệ lụy như cổ đông kiện cán bộ điều hành, cán bộ quản lý kiện nhau và người lao động kiện doanh nghiệp. Nhiều công ty đã thua lỗ, giải thể, phá sản không phải vì kinh doanh kém mà vì những cuộc nội chiến thương tàn trong doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro là gì? Nguyên tắc và quy trình cho doanh nghiệp

Cách hạn chế các rủi ro pháp có thể xảy ra

Hiểu rõ luật pháp là cách hiệu quả nhất để tránh các rủi ro pháp lý trong kinh doanh. Dù điều này là tất yếu, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện một cách đầy đủ. Rủi ro pháp lý có thể phát sinh từ nhiều yếu tố, kể cả những vấn đề đơn giản và khó lường. Vì vậy, việc nhận diện và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn này là trách nhiệm bắt buộc mà mọi doanh nghiệp cần phải thực hiện.

(1)    Doanh nghiệp phải tự nâng cao nhận thức về pháp luật kinh doanh. Chủ động tìm hiểu, cập nhật những quy định pháp lý liên quan đến quá trình kinh doanh như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Dân sự, Luật Thương mại…để có thể đưa ra những đối sách phù hợp. Đồng thời tuân thủ nghiêm những văn bản quy định pháp luật trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

(2)    Doanh nghiệp phải có kế hoạch phòng chống rủi ro pháp lý bằng cách xây dựng bộ phận pháp chế doanh nghiệp chuyên nghiệp với những nhân viên đủ năng lực, trình độ giúp nhận diện các mối nguy hại làm phát sinh tranh chấp hoặc vi phạm pháp luật.  Chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nói chung và bộ phận pháp chế nói riêng hoặc với doanh nghiệp có chi phí thấp hơn có thể sử dụng gói dịch vụ luật sư nội bộ doanh nghiệp từ các hãng luật/luật sư chuyên môn bên ngoài.

(3)    Doanh nghiệp nên tạo thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ từ luật sư, chuyên gia pháp lý trong hoạt động thương mại, đầu tư, hợp đồng để có thể được tư vấn, cung cấp những giải pháp tối ưu, dễ dàng hạn chế, giảm thiểu những rủi ro từ các hợp đồng thương mại. Doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ luật sư của HT Partners Law & IP tại đây.

(4)    Cần chú ý các rủi ro, xung đột liên quan đến pháp lý hợp đồng.  Trong các giao dịch, hợp đồng của doanh nghiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, doanh nghiệp cần rà soát pháp lý các hợp đồng, các dự án một cách chặt chẽ, kiểm tra xác minh tư cách pháp lý và năng lực tài chính của đối tác trước khi chính thức ký hợp đồng mua bán hoặc thiết lập các quan hệ hợp tác khác với đối tác, nhất là đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp cũng cần lên kế hoạch dự trù rủi ro, các phương pháp phòng tránh rủi ro khi tham gia các hoạt động giao dịch Doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ rà soát hợp đồng, khung pháp lý cho doanh nghiệp của HT Partners Law & IP tại đây.

(5)    Nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật cho đội ngũ nhân viên hoặc sử dụng Dịch vụ luật sư đào tạo pháp lý nội bộ cho doanh nghiệp.

(6)    Thường xuyên cập nhật chính sách của pháp luật quản lý Doanh nghiệp và các lĩnh vực mà Doanh nghiệp hoạt động.

(7)    Kiểm tra tình hình năng lực tài chính, tư cách pháp lý của đối tác liên kết.

HT Partners Law & IP

Hotline: 093 115 2492 - 0866 957 247

Email: tuvan.htpartners@gmail.com

Logo

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN