CẢNH BÁO PHÁP LÝ: RỦI RO KHI ĐỨNG TÊN DOANH NGHIỆP CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Đứng tên đại diện pháp luật cho doanh nghiệp của người nước ngoài có thể mang lại khoản thù lao hấp dẫn. Tuy nhiên, đằng sau lời hứa hẹn ấy là những rủi ro pháp lý và tài chính khôn lường và có thể dẫn đến các hệ lụy không đáng có.
1. Hiểu đúng về vấn đề
Có thể thấy ngay từ việc thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp trong khi nhà đầu tư trong nước chỉ phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Việc này không chỉ kéo dài thời gian, tốn nhiều chi phí hơn so với doanh nghiệp trong nước mà thủ tục cũng phức tạp, rườm rà hơn.
Ngoài ra, có những ngành, nghề kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế tiếp cận như tạm nhập tái xuất; đánh bắt hoặc khai thác hải sản; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…
Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn “mượn tên” của người Việt Nam để đầu tư kinh doanh nhằm được hưởng đầy đủ quyền lợi và được tạo điều kiện như nhà đầu tư trong nước.
Có thể thấy việc này khiến một số người nước ngoài, tìm cách “mượn danh” người Việt để đứng tên chủ sở hữu và đại diện pháp luật cho doanh nghiệp.
Hậu quả của việc này là người Việt – với tư cách là chủ sở hữu/đại diện pháp luật – phải chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, người thực sự điều hành lại là đối tác nước ngoài, người gần như không chịu ràng buộc pháp lý nào.
2. Những rủi ro mà bạn cần biết
(1) Việc đứng tên công ty hộ người khác là vi phạm nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14. Cụ thể, doanh nghiệp có nghĩa vụ:
Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
Theo đó, hành vi đứng tên hộ không được pháp luật cho phép, thậm chí, có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 50/2016/NĐ-CP (phạt tiền từ 10-15 triệu đồng).
(2) Thực tế người Việt Nam sẽ không quản lý, điều hành doanh nghiệp do họ đứng tên thành lập mà sẽ ủy quyền toàn bộ quyền hạn của mình trong doanh nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài đã mượn tên để nhà đầu tư nước ngoài được thực tế toàn quyền quyết định và rủi ro cũng từ đó phát sinh. Nên nếu chẳng may xảy ra việc với dụng ý xấu hoặc tình huống xấu thì người nước ngoài có thể “bỏ của chạy lấy người”, bỏ trốn về nước và người Việt Nam đứng tên giùm sẽ phải ở lại gánh chịu toàn bộ hậu quả và vướng vào nhiều rắc rối liên quan.
(3) Người đứng tên giùm để đứng tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan hành chính, tư pháp Việt Nam, đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế, đại diện doanh nghiệp tham gia tố tụng... Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự hiện hành cũng truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội trong một số tội danh nhất định.
3. Quyết định là ở bạn!
Đứng tên doanh nghiệp cho người nước ngoài là một quyết định đầy rủi ro. Vì vậy, hãy luôn cảnh giác và hỏi ý kiến luật sư trước khi quyết định.
Nếu bạn đang phân vân hoặc cần hỗ trợ pháp lý, tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ. Liên hệ ngay với chúng tôi – Luật sư Hồ Thanh Thảo và các cộng sự– để nhận được tư vấn pháp lý chuyên sâu, bảo vệ quyền lợi của bạn trước mọi rủi ro!
Xem thêm: Các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam [cập nhật 2025]
📞 Liên hệ ngay:
Email: thaoho.htpartners@gmail.com
Số điện thoại: 0931 152 492 – 0866 957 247
Website: luatsuht.com
Theo dõi thêm:
• Facebook: Luật sư Hồ Thanh Thảo
• LinkedIn: Luật sư Hồ Thanh Thảo (Raymond)
