Dịch vụ pháp lý, tranh tụng và sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp

Tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc

Trong thời đại kinh tế tri thức, đối với bất kỳ quốc gia nào, việc áp dụng chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung đều là vấn đề quan trọng, sống còn để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các tác phẩm âm nhạc được bảo hộ quyền tác giả. Trong bài viết này, HT Partners sẽ gửi tới quý khách hàng một số thông tin về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc và tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc.

1.Tác phẩm âm nhạc là gì? 

Quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ về các loại tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu;…

Tại Khoản 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP có nêu“Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.”

2.Quyền sở hữu trí tuệ là gì? 

Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quyền sở hữu trí tuệ đề cập đến quyền thuộc về cá nhân hoặc tổ chức đối với các tài sản trí tuệ. Những quyền này bao gồm quyền tác giả cùng các quyền liên quan đến tác giả, quyền trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, và quyền liên quan đến giống cây trồng.

Xem thêm: Đăng ký quyền tác giả, bản quyền

3.Quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc là tập hợp các quyền mà người sáng tác, tác giả hoặc chủ sở hữu của một tác phẩm âm nhạc có được dưới luật pháp để bảo vệ sự sáng tạo và công bằng. Các quyền này cho phép người sở hữu kiểm soát việc sử dụng, sao chép, phân phối và thực hiện tác phẩm âm nhạc của họ. Cụ thể:

1.Quyền tác giả là quyền cơ bản nhất, cho phép người tác giả quyết định làm gì với tác phẩm của mình. Quyền này bao gồm quyền đăng ký tác phẩm, quyền công nhận tác giả, và quyền kiểm soát việc chỉnh sửa tác phẩm.

2. Quyền sao chép: cho phép người sở hữu kiểm soát việc sao chép, tái tạo hoặc nhân bản tác phẩm âm nhạc. Người khác muốn sử dụng tác phẩm phải có sự cho phép hoặc trả tiền cho người sở hữu quyền này.

3. Quyền phân phối là việc người sở hữu có quyền kiểm soát cách thức tác phẩm được phân phối và phân phối tác phẩm trên các nền tảng và kênh khác nhau.

4. Quyền thực hiện liên quan đến việc tổ chức các buổi biểu diễn trực tiếp của tác phẩm, bao gồm cả việc thể hiện trên sân khấu, trong các chương trình truyền hình, hoặc qua các phương tiện truyền thông khác.

5. Quyền phái sinh cho phép tạo ra các tác phẩm mới dựa trên tác phẩm gốc, chẳng hạn như việc tạo ra phiên bản remix hoặc phiên bản cover của một bản nhạc.

6. Quyền công bố và bảo vệ danh tính tác giả: Người sở hữu có quyền quyết định khi nào công bố tác phẩm và có quyền được công nhận về tư cách là tác giả.

4. Tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc

Cùng với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, các sản phẩm âm nhạc có thêm cơ hội thông qua môi trường số đến với công chúng yêu nhạc. Môi trường kỹ thuật số đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập ở nước ta hiện nay. 

Tuy nhiên, để có môi trường số phát triển lành mạnh, quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc cần được tôn trọng và bảo vệ. Quyền sở hữu trí tuệ với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số đang là vấn đề được quan tâm không chỉ trong giới luật học mà còn ảnh hưởng đến giới công nghệ và truyền thông. Điều này cũng đặt ra vấn đề cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực này. 

Xâm phạm sở hữu trí tuệ với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số được ghi nhận như một hình thức xâm phạm quyền tác giả ngang nhiên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các chủ thể liên quan. Vì vậy, phía tác giả cần có cơ chế tự bảo vệ mình bằng việc thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thận trọng, tỉnh táo khi ký kết hợp đồng, chọn và hợp tác với đơn vị có uy tín, khi phát hiện dấu hiệu sai phạm cần kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để giải quyết. 

Xem thêm: Bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích

Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn rõ hơn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

📞 Điện thoại: 0931 152 492 

Ⓜ️ Email: tuvan.htpartners@gmail.com

💻 Website: htpartners.asia

📌 Địa chỉ: 632/26 Lê Văn Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Logo

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN